Hiểu ĐÚNG về Đam mê (98% Người hiểu sai)
- Trisha Nguyen
- 12 thg 9, 2023
- 8 phút đọc
Đã cập nhật: 13 thg 10, 2023
Đam mê là gì?
Có nên theo đuổi Đam mê?
Làm sao tìm kiếm Đam mê?
Sống với Đam mê mà vẫn đảm bảo Thu nhập, được không?
Tất cả những Câu hỏi hóc búa nhất liên quan đến Chủ đề Đam mê đều sẽ được trả lời tại đây.

Đầu tiên, cùng đi giải đáp top các Nhận định chưa đúng về Đam mê:
Sai lầm 1: Chúng ta cần theo đuổi Duy nhất 1 Đam mê suốt đời
Sai lầm 2: Phải đi làm có nhiều tiền mới có thể theo đuổi Đam mê
Sai lầm 3: Tìm kiếm Đam mê rất khó
Sai lầm 1: Chúng ta cần theo đuổi Duy nhất 1 Đam mê suốt đời
Có thể nói, đây là Sai lầm lớn nhất đa số Chúng ta mắc phải.
Chúng ta đang thần thánh hoá từ "Đam mê", xem nó là Lẽ sống, là Chí hướng, là Điểm đến cuối cùng của Cuộc đời.
Không phải!
Chúng ta đang nhầm lẫn giữa hai Khái niệm "Đam mê" và "Tầm nhìn".
Về mặt Khoa học, Đam mê phản ánh sự thích thú và tập trung của Chúng ta khi thực hiện một số Hoạt động Suy nghĩ hoặc Hành vi. Khi đó, Cơ thể tiết ra Dopamine - một loại Hormone làm Chúng ta hưng phấn, hạnh phúc và lạc quan.
Như vậy có thể thấy, Đam mê chỉ là một Trạng thái của Cơ thể, nghĩa là nó có thể bắt đầu rồi kết thúc, cảm xúc do đó cũng sẽ trồi sụt theo nồng độ Dopamine.
Cũng có thể nói, Bạn có thể đang Đam mê một thứ nào đó ngay lúc này, nhưng không có gì chắc chắn Bạn sẽ vẫn yêu thích và đam mê nó sau 1 năm, 5 năm hay 10 năm nữa.
Ví dụ, một người yêu thích vẽ tranh. Sau 10 năm, có thể người này lại yêu thích Nhiếp ảnh. Và điều đó hoàn toàn bình thường và tự nhiên.
Vậy một người có thể có nhiều Đam mê không?
CÓ!
Do đó đừng bó buộc hay định danh Bản thân vào một Lĩnh vật duy nhất. Hãy khám phá và rèn luyện bất cứ thứ gì kích thích trí tò mò, niềm yêu thích và say mê của Bạn.
Có một Câu nói của Albert Einstein rất hay về Chủ đề này. Khi có người hỏi ông bí quyết trở thành một Thiên tài, Ông nói:
"I have no special talent. I am only passionately curious." (Tạm dịch: Tôi không có Tài năng gì đặc biệt. Tôi chỉ tò mò một cách say mê.)
Sai lầm 2: Phải đi làm có nhiều tiền mới có thể theo đuổi Đam mê
Nhiều người bỏ ra hơn chục năm làm Công việc mình không thích với mơ mộng sẽ dành dụm được một số tiền rồi sau đó thực hiện Đam mê của Bản thân.
Nhưng tại sao? Tại sao phải làm vậy?
Đồng ý rằng, đây có thể là lựa chọn của mỗi người, nhưng việc lấy hướng đi này để làm Kim chỉ nam thì thật chưa thoả đáng.
Có 2 Vấn đề với Hướng đi này.
Một, nếu nói 10 năm sau, Bạn sẽ để dành được đủ tiền thực hiện Đam mê. Khi đó Bạn sẽ thật sự hạnh phúc, thật sự vui vẻ và sống trọn từng giây phút.
Vậy, trong khoảng Thời gian 10 năm Bạn còng lưng làm việc kia, chả nhẽ Bạn không hề có Hạnh phúc ư?
Bạn phải chịu đựng, gượng ép, khó khăn vượt qua Thời kỳ Đen tối trước Bình minh sao?
Tại sao Bạn không thể sống Hạnh phúc ngay từ bây giờ, Bạn có đang đổ lỗi cho việc mình không Hạnh phúc do không có Đam mê? Điểm bất ổn thứ hai, không có gì chắc chắn sau khi đã có tiền và thực hiện Đam mê, Bạn sẽ thấy hạnh phúc cả.
Có biết bao trường hợp, Nhân viên Văn phòng để dành tiền, khi được kha khá, quyết định nghỉ việc và lao đầu vào Đam mê. Vẽ tranh, viết Blog, tự mở Business riêng,...
Phải nói, có nhiều trường hợp thành công rực rỡ.
Nhưng đó chỉ là bề nổi 5-10%, còn 90% còn lại, sau khi bị hiện thực tát vào mặt vì "đời không như là mơ", phải bùi ngùi trở lại Công việc cũ hoặc thậm chí làm một Công việc tệ hơn.
Bạn có đang "bọc đường" (tiếng Anh là sugar-coat) Đam mê, ước ao vào tương lai mà mình không nắm chắc, để an ủi phần nào cho Cuộc sống không mấy viên mãn hiện tại? Bạn có đang trốn tránh hiện thực bằng cách này không? Hay Bạn đang quyết định dựa trên Cảm xúc? Không có Kế hoạch, không có Kiến thức, cứ thế mà lao đầu?
Sai lầm 3: Tìm kiếm Đam mê rất khó
Có người từng nói "Sống ở đời mà tìm được thứ mình thích làm là một may mắn."
Các Bài viết, Video hướng dẫn tìm kiếm Đam mê đều thu hút rất nhiều lượt xem và tương tác. Trên các Diễn đàn, Cộng đồng, rất nhiều câu hỏi về Chủ đề Đam mê được nêu lên.
Vậy tìm kiếm Đam mê có khó hay không?
Vừa Dễ vừa Khó.
Khó nếu như Bạn thiếu các Điều kiện cần và đủ sau:
Không hiểu ĐÚNG về Đam mê (mắc Sai lầm 1)
Không Kết nối được với Bản thân
Thiếu Kiến thức xây dựng Thói quen tốt giúp theo đuổi Đam mê
Không có Tầm nhìn
Dễ nếu Bạn làm được các điều trên. Sau khi làm rõ được các Sai lầm về Đam mê, Chúng ta cùng đào sâu về Cách thức và Phương pháp tìm kiếm Đam mê để Bạn có thể sống có Chủ đích, Ý nghĩa và Bình an.

3 Bước tìm Đam mê
Đây hoàn toàn là Phương pháp mà Tôi đúc kết được nhờ đi góp nhặt mỗi nơi một chút, sau đó nghiền ngẫm, áp dụng thử và có Kết quả.
Lưu ý rằng, với mỗi Cá nhân, cần tham khảo đối chiếu với tình hình Bản thân để điều chỉnh. Không nên áp dụng rập khuôn và máy móc.
Không vòng vo nữa, cùng vào luôn bước 1.
Bước 1: Khơi gợi sự Hứng thú & Tò mò đang ngủ sâu
Hãy viết xuống giấy hoặc note điện thoại, trả lời Câu hỏi sau:
1) "Điều gì làm Bạn thấy Phấn khởi và Say mê?"
Liệt kê tất cả những điều Bạn nghĩ đến.
Đừng do dự hay suy xét khi viết, cứ liên tục để những Ý tưởng rót ra ngoài.
Sau khi có kha khá các ý và gạch đầu dòng, trả lời Câu hỏi tiếp theo:
2) "Nếu như Bạn trở thành Chuyên gia của Lĩnh vực Bạn yêu thích, vậy Bạn sẽ chọn Lĩnh vực nào?"
Hãy khoanh lại hay highlight top 5 những việc Bạn đặc biệt thấy ý nghĩa và sẽ làm bạn rất vui sướng nếu Bạn có thể thành thạo chúng.
Sau khi đã có Top 5 những thứ Bạn muốn trở thành Chuyên gia, hãy chọn ra tiếp Top 3 dựa trên Câu hỏi này:
3) "Nếu được chọn giảng dạy 1 Kỹ năng / Kiến thức / Ý tưởng trong Top 5 những điều Bạn vừa Thích vừa Giỏi, Bạn sẽ chọn Lĩnh vực / Nội dung nào?"
Lúc này, Bạn đã có Top 3 những Thứ mà Bạn Thích làm + Bạn là Chuyên gia + có thể giúp Bạn có Thu nhập.
Đến bước này Bạn có nhận ra được, Chúng ta đang đi theo Phương pháp Ikigai của Nhật về tìm kiếm Mục đích sống? Nhưng ở dạng dễ hiểu, dễ tiêu hoá và hiện thực hoá được.
Tôi biết Bạn đang dần thấy hứng thú hơn phải không? Cùng qua bước 2 ngay.
Bước 2: Lập Kế hoạch thực hiện
Vì sao nhiều Ý tưởng tuyệt vời mãi không được thực hiện? Vì sao nhiều Bộ óc Thiên tài mãi không được công nhận?
Đó là vì Chúng ta không hề có Kế hoạch nào cho tất cả Ước muốn, Mục tiêu của Mình.
Thật là đáng tiếc nếu Chúng ta không xác định được Mục tiêu, Tầm nhìn cho Mình.
Nói về Kỹ năng Lập Kế hoạch và Hành động theo Kế hoạch, đây là một Chủ đề cần được bàn sâu và nghiêm túc học tập, nhưng tại đây, Chúng ta sẽ đi qua những Công cụ cốt lõi giúp việc lên Kế hoạch thành công để đạt thậm chí vượt Mục tiêu đề ra.
Công cụ 1: SMART Xác định Mục tiêu + Deadline và phác thảo Bức tranh lớn
SMART chắc hẳn không quá xa lạ với đại Đa số.
Ví dụ: nếu Bạn muốn giảm cân, đừng chỉ nói "Tôi muốn giảm cân", mà hãy: + S: Specific - Chi tiết hoá Mục tiêu
Hãy nói "Tôi muốn giảm 1kg mỡ bụng và đùi để mặc đồ cho đẹp."
+ M: Measurable - Mục tiêu này đo đếm được
"Tôi chỉ việc đi cân mỗi ngày và chụp ảnh quá trình sẽ biết mình có giảm hay không."
+ A: Attainable - Khả năng đạt được Mục tiêu có quá sức hay quá tầm với không
"Tôi đã từng giảm được 2kg, nên lần này Tôi nghĩ mình có thể giảm được 1kg."
+ R: Relevant - Mục tiêu này có Liên quan đến Sự nghiệp / Mục tiêu Lớn hơn, chứ không chỉ là một Mục tiêu ngẫu nhiên
"Tôi là Mẫu ảnh nên việc giữ dáng liên quan mật thiết đến Sự nghiệp của Tôi."
+ T: Time-based - Có Deadline hoàn thành
"Tôi sẽ giảm 1kg trong vòng 2 tuần, tính từ ngày xx đến hết ngày xx."

Công cụ 2: 5W1H
Sau khi xác định được các Yếu tố trên, áp dụng tiếp Công cụ 5W1H để có Bức tranh tổng thể và Cụ thể hoá.
+ Why: Tôi muốn Giảm cân để tự tin hơn khi làm mẫu ảnh Bikini
+ How: Tôi sẽ đăng ký với 1 PT riêng để họ hướng dẫn Tôi và Tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành mọi Bài tập và Chế độ ăn
+ Where: Tôi đăng ký với PT này thông qua Web 123 chấm com
+ When: Tôi sẽ bắt đầu từ ngày xx vào lúc xx giờ
+ Who: PT của Tôi là Anh ABC, Người nhắc nhờ Tôi ăn uống đúng là Bạn Tôi XYZ
+ What:
Đây là các Bài tập mà Tôi sẽ tập cùng PT: đính kèm Nội dung
Đây là thực đơn Tôi sẽ ăn: đính kèm Thực đơn
Đây là Thời khoá biểu luyện tập...
Bước 3: Giữ cho mức Năng lượng luôn cao
Yếu tố Quyết định của việc Thành Bại chính là Mức Năng lượng của Bạn.
Bạn không thể làm nên chuyện nếu lúc nào cũng trong Tình trạng xìu xìu ển ển, Cơ thể dễ bị mệt và bệnh, Tâm tình thì lên xuống thất thường.
Nói về Sức khoẻ và Năng lượng, có 3 phần cần được chăm lo: Thân, Tâm, Trí.
Về Thân:
+ Luyện tập thể thao thường xuyên, gợi ý: Tập Yoga hoặc đi bộ
+ Ăn nhiều chất xơ, giảm bớt thịt, gợi ý: ăn chay
+ Ngủ vừa đủ, cố giữ Thói quen ngủ và dậy ở một thời điểm cố định, ví dụ: ngủ lúc 23:00 và dậy vào 05:30
Về Trí:
+ Giữ Thói quen Đọc sách, tập ghi chú, đọc xong cần Đúc kết và viết Tóm tắt
+ Học một điều gì đó mỗi ngày, giữ cho mình luôn tò mò và hiếu học
+ Kết bạn, làm quen với những Cộng đồng hay Cá nhân đề cao và xem trọng Tri thức. Vừa để Bạn có thể chia sẻ vừa học tập từ họ
Về Tâm:
+ Giữ một Khoảng Thời gian trong ngày cho việc Tĩnh lặng, có thể Thiền hoặc nghe nhạc Cổ điển, nhạc nhẹ
+ Tiếp xúc với Thiên nhiên, Động vật, Trẻ nhỏ
+ Cầu nguyện
+ Thực tập Biết ơn
+ Tập lắng nghe, chấp nhận và mỉm cười
Kết
Đam mê chính là sự Tò mò của Bạn về Thế giới.
Đam mê là Khám phá, tìm ra Sự thật.
Đam mê là là Quá trình trở nên tài giỏi và xuất chúng.
Thông qua Đam mê, mỗi Cá nhân đem lại những Thành quả Tinh hoa được đúc kết lại và đóng góp chúng cho Cộng đồng.
Sống với Đam mê, cũng là nói, sống ở Giây phút hiện tại, hay sống Tỉnh thức, ta hoàn toàn hoà làm một với việc ta đang làm, với sự tập trung cao độ, sự sáng suốt, tinh tường, nhiệt huyết và trách nhiệm.
"Live with Passion. Purposeful. Meaningful. Peaceful."
Comments